Dầu mè

Dầu mè
Dầu mè đựng trong lọ thủy tinh
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng3.699 kJ (884 kcal)
Carbohydrat
0.00 g
100.00 g
Chất béo bão hòa14.200 g
Chất béo không bão hòa đơn39.700 g
Chất béo không bão hòa đa41.700 g
Protein
0.00 g
VitaminLượng
%DV
Vitamin C
0%
0.0 mg
Vitamin E
9%
1.40 mg
Vitamin K
11%
13.6 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
0%
0 mg
Sắt
0%
0.00 mg
Magnesi
0%
0 mg
Phosphor
0%
0 mg
Kali
0%
0 mg
Natri
0%
0 mg
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Dầu mè hay dầu vừng là một loại dầu thực vật ăn được chiết xuất từ hạt vừng. Ngoài công dụng làm dầu để nấu ănNam Ấn Độ, nó thường được dùng làm gia vị trong ẩm thực Trung Hoa, Nhật Bản, Trung Đông, Triều Tiên, và Đông Nam Á.

Dầu chiết xuất từ hạt mè giàu chất dinh dưỡng còn được dùng phổ biến trong y học thay thế – như mát xa cổ truyền. Phương pháp chữa bệnh cổ truyền Ayurveda của Ấn Độ sử dụng dầu mè.[3]

Dầu mè phổ biến ở châu Á và cũng là một trong những loại dầu từ cây tự trồng sớm nhất từng được biết đến, nhưng sản lượng dầu mè không bao giờ dồi dào ngay cả ngày nay do quá trình thu hoạch thủ công kém hiệu quả để chiết xuất dầu.

Dầu mè là nguồn giàu chất dinh dưỡng bao gồm axit béo, mangan, sắt, kẽm, canxi, vitamin B6, phốt pho, magiê, phytosterol và vitamin K, tất cả những thành phần này đều có lợi cho sức khỏe. Ngoài việc được ứng dụng rộng rãi trong ẩm thực, dầu mè còn được sử dụng làm mỹ phẩm để chăm sóc da và tóc.

Dầu mè được cho là có nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng, bao gồm cung cấp chất béo có ích cho tim mạch, hỗ trợ giảm viêm và bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.[4]

Một số công dụng có lợi cho sức khỏe của dầu mè như:

  • Cải thiện hệ số cholesterol: Dầu mè giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, có thể giúp cải thiện tỷ lệ cholesterol HDL (cholesterol tốt) và giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu)
  • Cải thiện huyết áp: Dầu mè chứa sesamin, một hợp chất thực vật có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và làm giảm sự viêm.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Dầu mè cũng chứa phytosterol, một hợp chất thực vật có tính chống oxy hóa và có lợi cho tim mạch.
  • Giảm nguy cơ ung thư: Lignan có trong hạt mè có tính chống ung thư, giúp ngăn ngừa viêm và stress oxy hóa, từ đó giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương có thể dẫn đến ung thư.[5]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ “A Closer Look at Ayurvedic Medicine”. Focus on Complementary and Alternative Medicine. Bethesda, Maryland: National Center for Complementary and Alternative Medicine (NCCAM), US National Institutes of Health (NIH). 12 (4). Fall 2005 – Winter 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2006.
  4. ^ “Có đến 11 tác dụng của dầu mè khiến ai cũng ưu tiên lựa chọn”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ “Lợi ích sức khỏe của dầu mè”. Báo Lao động. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2024.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến ẩm thực này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s